Vén màn bí mật văn hóa vùng đất Tây Tạng
1. Văn hóa Tây Tạng
Văn hóa Tây Tạng được hình thành từ sự ảnh hưởng của các nền văn hóa thuộc những quốc gia lân cận như Nepal, Ấn Độ và Bhutan.Nhưng về mặt địa lý, Tây Tạng nằm ẩn mình trên cao nguyên Himalaya, cho nên đã tạo nên sự khác biệt về văn hóa cho vùng đất này.
2. Phật giáo Tây Tạng - nền móng cho vùng đất linh thiêng
Phật giáo được xem là linh hồn của văn hóa Tây Tạng, thể hiện qua mọi khía cạnh của đời sống từ kiến trúc, nghệ thuật, phong tục tập quán cho đến lối sống sinh hoạt của người dân. Phật giáo Tây Tạng, còn được gọi là Phật giáo Mật tông hay Lạt Ma giáo, là một nhánh của Phật giáo Đại thừa phát triển mạnh mẽ tại Tây Tạng và các khu vực lân cận như Bhutan, Sikkim, Ladakh (Ấn Độ) và Mông Cổ.
Đặc Điểm nổi bật trong phật giáo Tây Tạng
Mật tông: Phật giáo Tây Tạng chú trọng vào các nghi lễ Mật tông, sử dụng các bí quyết và biểu tượng để đạt được giác ngộ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Người đứng đầu tinh thần của Phật giáo Tây Tạng, được xem là hiện thân của Bồ tát Quan Thế Âm.
Kiến trúc đền chùa: Các đền chùa Tây Tạng nổi tiếng với kiến trúc độc đáo, mái ngói vàng rực rỡ cùng những bức tranh thangka tinh xảo.
Lối sống: Người dân Tây Tạng theo đuổi lối sống thanh tịnh, đề cao tinh thần cầu nguyện và hướng thiện.
Vùng đất này chính là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự thanh tịnh, bình yên và khám phá những giá trị linh thiêng trong văn hóa tín ngưỡng Phật giáo Tây Tạng.
3. Phong tục Thiên Táng người chết
Phong tục Thiên Táng hay còn được biết đến là Điểu Táng - một phong tục đã được gìn giữ bao nhiêu đời nay tại Vùng Đất Tây Tạng. Nó là hình thức mai táng được cho là rùng rợn nhất trên thế giới hiện nay, thay vì chôn cất người chết trong lòng đất, người Tây Tạng sẽ đưa thi thể lên núi sau đó làm mồi cho đàn kền kền đói.
Có hai hình điểu thiên táng chính: đó là cơ bản và long trọng. Những người dân du mục và dân làng vùng hẻo lánh thường sẽ sử hình thức dụng thiên táng cơ bản. Người chết trong trường hợp này được mang lên núi để bọn kền kền tự tìm đến.
Cách thứ hai có phần phức tạp và mang tính nghi thức hơn. Các Lạt Ma sẽ tiến hành cầu nguyện cho người quá cố và thi thể của họ được đặt ở tư thế ngồi suốt 24 giờ. Sau khi đã xong các thủ tục cầu nguyện và tắm rửa cho thi thể, người ta sẽ phá vỡ xương cột sống của cái xác để thuận tiện cho việc mang tới nơi an táng. Một người thân cận hoặc một thành viên trong gia đình sẽ đeo cái xác trên lưng.
Việc di chuyển thi thể người chết đến nơi an táng bắt đầu lúc sáng sớm, khi ít người qua lại trên đường. Các thành viên trong gia đình đi cùng để tụng kinh và chơi nhạc đám ma nhưng phải giữ một khoảng cách nhất định với người chết. Thi thể người chết được đặt nằm sấp xuống mặt đá, các rogyapa (người xử lý xác chết) hoặc những bậc thầy chôn cất sẽ đốt cây bách xù để tạo mùi thu hút đàn kền kền và bắt đầu công việc của mình với con dao sắc bén. Từ tóc đến nội tạng, cuối cùng là các chi của người quá cố được bóc tách và ném cho đám kền kền đói xúm lại. Rogyapa tiếp tục đập dập bộ xương còn lại, sau đó trộn với bột lúa mạch để đàn chim dễ "tiêu thụ hơn".
4. Trang phục của người dân Tây Tạng
Nổi tiếng với những dãy núi hùng vĩ, những tu viện cổ kính và văn hóa Phật giáo độc đáo, Tây Tạng còn thu hút du khách bởi trang phục truyền thống đầy màu sắc và mang đậm bản sắc văn hóa. Trang phục nơi đây không chỉ đơn thuần phục vụ việc che thân mà còn là biểu tượng cho địa vị xã hội, niềm tin tôn giáo và nét đẹp văn hóa của người dân Tây Tạng.
Sự khác biệt theo vùng miền
Trang phục của người Tây Tạng có sự khác biệt nhất định giữa các vùng miền do điều kiện khí hậu và văn hóa địa phương. Ví dụ, người dân ở vùng núi cao thường mặc trang phục dày dặn hơn để giữ ấm, trong khi người dân ở vùng đồng bằng có thể mặc trang phục mỏng nhẹ hơn.
Đặc trưng độc đáo trong trang phục
Áo Chuba: Loại áo choàng dài đóng vai trò quan trọng nhất trong trang phục của người Tây Tạng. Áo được làm từ len, da cừu hoặc lông thú, giúp giữ ấm cơ thể trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt trên cao nguyên.
Váy: Phụ nữ Tây Tạng thường mặc váy dài, có nhiều nếp gấp và được trang trí bằng những họa tiết cầu kỳ. Màu sắc của váy thường rực rỡ, thể hiện sự vui tươi và lạc quan của người dân nơi đây.
Trang sức: Người Tây Tạng rất ưa chuộng trang sức, đặc biệt là đồ trang sức bằng bạc và san hô. Những món đồ trang sức này không chỉ tô điểm cho vẻ ngoài mà còn mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt.
Trang phục của người Tây Tạng là một nét đẹp độc đáo và đáng trân trọng. Nó không chỉ thể hiện sự thích nghi của con người với môi trường sống khắc nghiệt mà còn là biểu tượng cho bản sắc văn hóa và niềm tự hào của người dân Tây Tạng
Tham khảo thêm về Tứ Xuyên - Trung Quốc: Tour Cửu Trại Câu