Học viện Phật Giáo Larung Gar lớn nhất thế giới – Viet Sun Travel
cart.general.title

Học viện Phật Giáo Larung Gar lớn nhất thế giới

Học viện Phật Giáo Larung Gar (洛若乡) nằm giữa thung lũng Larung, thuộc huyện Sắc Đạt, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Nơi được xem là nơi lưu giữ văn hóa Tây Tạng đặc sắc nhất Tứ Xuyên với hàng ngàn ngôi nhà được xây dựng trên thung lũng cheo leo, hiểm trở.

Học viện Larung Gar (洛若乡)  nằm giữa thung lũng Larung, thuộc huyện Sắc Đạt, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Nơi được xem là học viện Phật giáo lớn nhất thế giới, nơi lưu giữ văn hóa Tây Tạng đặc sắc nhất Tứ Xuyên với hàng ngàn ngôi nhà được xây dựng trên thung lũng cheo leo, hiểm trở.

1. Ngôi làng lưu giữ tín ngưỡng cổ xưa của dân tộc Tạng

Với vị trí nằm giữa thung lũng có độ cao hơn 4.000m so với mực nước biển, Học viện Phật Giáo Larung Gar ẩn mình trong ngôi làng Larung của cao nguyên Tây Tạng. Nơi từng được xem là ngôi làng Phật Giáo lớn nhất thế giới thời bấy giờ.

Ngôi làng Larung được thành lập vào năm 1980 do Jigme Phuntsok, một vị Lạt ma chịu sự ảnh hưởng của phái Nyingma (寧瑪派) hay còn được gọi là phái Cửu Mật theo tiếng Tạng. Một trường phái cổ xưa được được du nhập từ Phật giáo Ấn Độ sang Tây Tạng vào thế kỉ 8 và phái Nyingma cũng được xem là một trong bốn tông phái chính của Phật Giáo Tây Tạng.

Khi đặt chân đến ngôi làng Larung Gar, du khách thường bị choáng ngợp trước những ngôi nhà gỗ màu đỏ được xây dựng sát bên nhau, nối dọc theo thung lũng trùng trùng điệp điệp tạo nên một bước tranh thiên nhiên vừa huyền bí vừa mang đậm tính cổ xưa.

2. Larung Gar thung lũng của những điều bí ẩn

Được biết quận Sắc Đạt (Setar) được cho là nơi nằm cách xa những thành phố khác của tỉnh Tứ Xuyên, nơi đây được nhiều khách du lịch ví như là một nơi “có tiền cũng khó mà đến được” do địa hình khá hiểm trở và khí hậu tại đây chịu sự ảnh hưởng bởi độ cao nên nhiệt độ trung bình ở Larung Gar rất thấp. 

Người dân ở Larung Gar sinh sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ chủ yếu là kinh doanh nhà ở cho khách du lịch và các mặt hàng thiết yếu khác. Trong đó, có đến hơn 10% dân số tại đây là người Hán, nơi đây họ được coi là một trong những dân tộc thiểu số tại Larung Gar vì vậy họ thường sống quây quần với nhau tại một khu vực nhất định.

Tuy nhiên, có một điều vô cùng thú vị rằng người dân Larung Gar có một quan niệm về sự sống và cái chết rất sâu sắc. Họ đi tìm nguồn gốc của sự khốn khổ để giảm trừ sự khổ đau. Với người Larung Gar, cái chết không quan trọng bằng việc nhận ra được bản tâm của chính mình chỉ khi nhận ra được bản tâm con người mới có thể tự an định tâm mình.

3. Ngôi nhà chung của hơn 40.000 vị tăng ni, phật tử

Một trong những điều đáng ngạc nhiên tại Học viện Phật giáo Larung Gar là có đến hơn phân nửa học viên là nữ tu đến từ nhiều quốc gia khác nhau như: Malaysia, Singapore, Đài Loan, Ấn Độ. Chính vì vậy, học viện có những lớp dành cho tiếng phổ thông Trung Quốc dành cho những tu sĩ ngoại quốc và còn lại tất cả đều sẽ được dạy bằng tiếng Tạng. Ngoài văn hóa về tâm linh, học viện Phật giáo Larung Gar còn giảng dạy những ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Tây Tạng và hằng năm có đến hơn 1000 ngôi nhà mái đỏ được xây dựng bởi những học viên đến từ nhiều nước khác nhau.

Học viện Phật giáo Larung Gar có một khuôn viên rộng lớn và những nhà ở của các tu sĩ trải dài theo thung lũng và các ngọn núi xung quanh. Mỗi buổi tối, khác với sự ồn ào xa hoa nơi thành thị thì Larung Gar lại mang một âm hưởng trầm mặc và thanh tịnh đến lạ lùng. Những tiếng chuông vang vọng đi cùng với tiếng mõ nhỏ dần theo chiều gió khiến cho những bài kinh Phật trở nên hấp dẫn đến lạ lùng.

Như một vòng tuần hoàn cố định, lối sống sinh hoạt của các tu sĩ lại Larung Gar gắn liền với ánh hoàng hôn khuất dần sau những đỉnh núi. Hàng nghìn ngôi nhà rực rỡ lên những ánh đèn vàng càng khiến cho vùng núi hoang vu hẻo lánh này trở nên gần gũi hơn bao giờ hết.

4. Bức tường ngăn cách sinh hoạt và những điều luật “bất thành văn”

Ở Larung Gar tồn tại một bức tường khổng lồ trải dài theo thung lũng ngăn cách giữa các nhà sư và nữ tu. Theo quy định  tăng ni và nữ tu không được phép ra khỏi khu vực được chỉ định của mình. Tuy nhiên, có một khu vực mở ở trước hội trường chính là nơi mà cả tăng ni và nữ tu được phép lui tới.

Tuy sống trên một thung lũng rộng lớn với hàng loạt các "giới luật" hà khắc, song những nhà tu hành tại đây vẫn được đáp ứng đầy đủ những điều kiện cơ bản nhất như: Được ra chợ mua quần áo và thức ăn, được tự do khám phá các khu vực tâm linh huyền bí tại Học viện và quan trọng nhất là vẫn có thể sử dụng điện thoại như bao người bình thường khác.

Trước kia, Larung Gar và Học viện Phật giáo là một địa điểm nhạy cảm và không cho phép du khách nước ngoài vào do chịu sự ảnh hưởng tâm linh sâu sắc bởi trường phái phật giáo nguyên thủy. Tuy nhiên, kể từ năm 2011 đã Larung Gar mở cửa và chào đón tất cả du khách trên thế giới. Và từ đó cho đến nay, tuy đã trải qua lần phá dỡ vào năm 2016 Larung Gar dần mất đi vẻ đẹp vốn có nhưng nơi đây đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn với mệnh danh “Thánh địa Phật giáo lớn nhất thế giới” đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch mỗi năm.

Tham khảo tour Thượng Hải - Hàng Châu - Tô Châu - Vô Tích - Ô Trấn 5 ngày 4 đêm