Nghệ thuật Trà đạo Nhật Bản phản ánh một nét đẹp văn hóa – Viet Sun Travel
cart.general.title

Nghệ thuật Trà đạo Nhật Bản phản ánh một nét đẹp văn hóa

Trà đạo Nhật Bản là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản với nét đẹp tinh tế và cầu kỳ đã gắn bó với đời sống của người dân từ thời xa xưa.v

Trà đạo Nhật Bản là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản với nét đẹp tinh tế và cầu kỳ đã gắn bó với đời sống của người dân từ thời xa xưa.

Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa lâu đời với nhiều nét đẹp độc đáo, trong đó có văn hóa trà đạo. Trà đạo không chỉ là uống trà mà còn là thưởng trà và tỉ mỉ trong từng công đoạn từ chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ đến các nguyên tắc trong lúc pha trà. Chính vì vậy, Trà đạo Nhật Bản được coi là một môn nghệ thuật độc đáo ẩn chứa và lồng ghép cả nghệ thuật sống trong cách thưởng trà. 

Nguồn gốc Trà đạo Nhật Bản

Trà đạo Nhật Bản đã có từ thời xa xưa và theo truyền thuyết kể lại, nó được bắt nguồn từ đất nước Trung Hoa. Vào khoảng thế kỷ 12, có một cao tăng người Nhật là sư Eisai đã sang Trung Hoa để tham vấn khóa học đạo. Khi trở về nước, vị cao tăng đã mang theo một số hạt trà về trồng trước sân chùa. Và chính ông cũng là người viết ra cuốn sách “Khiết Trà Dưỡng Sinh Khí” về các nội dung liên quan tới thú uống trà. 

Nguồn gốc Trà đạo bắt nguồn từ đất nước Trung Hoa

Từ đó, công dụng giúp thư giãn cùng với hương vị đặc biệt của trà đã dẫn nhiều người Nhật đến với hương vị trà. Và từ việc uống trà, người dân Nhật Bản không ngừng cải tiến và kết hợp với những giáo lý Phật giáo để nâng cao thành nghệ thuật thưởng trà, Trà đạo và đưa nó thành nét đẹp văn hóa đặc trưng đi liền với đời sống của dân tộc mình.

 

Trà đạo đã trở thành nét đẹp văn hóa của người dân Nhật Bản

Nguyên tắc trà đạo

Trà đạo là một môn nghệ thuật đòi hỏi người ta phải thật cẩn thận, tỉ mỉ từ công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ pha trà cho tới cách pha trà và thưởng trà. Đó không chỉ là phép tắc uống trà mà còn là một phương tiện làm trong sạch tâm hồn, từ đó tu tâm dưỡng tính. 

Không gian uống Trà đạo

Tinh thần của Trà đạo dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản: Hòa - Kính - Thanh - Tịnh:

Hòa là sự hài hòa, hòa hợp, giao hòa giữa trà nhân và trà thất, giữa các trà nhân với nhau và giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà.

Kính là lòng thành kính, tôn trọng của người thưởng trà đối với sự vật con người, là sự tri ân cuộc sống. Khi tinh thần của trà nhân đạt tới sự hài hòa hoàn toàn thì lòng thành kính này sẽ được nảy sinh.

Thanh là khi lòng thành kính với vạn vật trở đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh.

Tịnh: Khi Hòa - Kính - Thanh đạt tới một mức độ nhất định thì chữ “Tịnh” xuất hiện mang ý nghĩa kết quả. Là khi tâm hoàn toàn an trú tại phút giây hiện tại, không còn quá khứ, không còn tương lai, khi lòng thanh thản và yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tĩnh lặng. Con người sẽ đạt tới một trạng thái cao về mặt tinh thần và tâm linh, một sự an lạc và hạnh phúc thực sự. 

Bốn nguyên tắc Hòa - Kính - Thanh - Tịnh được coi là thước đo của trà nhân trên con đường Trà đạo.

Nguyên tắc pha trà

Để có được một ấm trà ngon, người pha trà phải tuân thủ các 5 nguyên tắc cơ bản: 

Nước pha trà

Nước pha trà là yếu tố đầu tiên trong quy chuẩn Trà đạo của người Nhật Bản. Nước dùng pha trà không bao giờ là nước đang đun sôi mà phải được giữ trong bình thủy hay được nấu trong một ấm kim khí không đậy nắp đun trên bồn than rất yếu để giữ nước luôn ở 80 - 90 độ C.

Làm ấm dụng cụ: Ấm pha trà và tách uống trà phải được tráng bằng nước sôi trong bình thủy để làm ấm dụng cụ và dùng khăn khô lau sạch trước khi sử dụng. 

Lượng nước pha Trà đạo Nhật Bản phải từ 80 - 90 độ C

Công đoạn pha trà

Việc pha trà cũng không thể tùy tiện mà phụ thuộc vào từng loại trà khác nhau. Đối với loại trà ngon cỡ trung bình, công đoạn pha trà được chia thành 3 lần:

Lần thứ nhất: Nước trong bình thủy được rót ra một bình trà khác (hay chén tổng) để làm giảm nhiệt độ của nước đến khoảng 60 độ C sau đó mới rót vào bình trà. Trà sẽ được ngâm khoảng 2 phút trước khi rót cho khách. Nước trà lần đầu luôn được coi là nước trà đậm đà nhất.

Lần thứ hai: Nước pha trà có nhiệt độ khoảng 80 độ C và trà được ngâm khoảng 30 - 40 giây, sau đó lắc nhẹ bình trà trước khi rót cho khách. Với những người pha trà quen thuộc, họ có thể điều chỉnh nhiệt độ của nước pha trà từ trong bình thủy rót ra bằng cách rót nước thật chậm và để cao vòi nước trên bình pha trà. Nước trà lần thứ hai tuy đã mất đi một chút vị trà nhưng vẫn dậy hương trà thơm ngon.

Lần thứ ba: Trà được pha với nước ở nhiệt độ khoảng 90 độ C và ngâm trong khoảng 30 - 40 giây.

Đối với những loại trà ngon đặc biệt thì có thể pha đến lần thứ 4, lần thứ 5 mà nước vẫn còn giữ được mùi vị và màu xanh của trà.

Công đoạn pha trà

Lượng nước pha trà

Lượng nước pha trà cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến vị ngon của tách trà. Lượng nước phải đảm bảo vừa đủ để mỗi lần rót cho khách phải hết trọn nước trà trong ấm. Nếu còn sót lại nước trà của lần pha trước sẽ làm giảm chất lượng của lần uống trà  kế tiếp vì sai nhiệt độ và làm giảm màu xanh của trà.

Lượng nước phải đảm bảo vừa đủ để mỗi lần rót cho khách phải hết trọn nước trà trong ấm

Cách rót trà

Cánh rót trà trong nghệ thuật Trà đạo cũng rất được người Nhật chú ý. Khi rót, các chén của khách phải được đặt trong khay trà và rót lần lượt theo thứ tự 1,2,3,4,... với lần rót đầu khoảng 30ml (cho mỗi tách dung tích khoảng 70ml), sau đó rót lần thứ hai theo chiều ngược lại với lượng nước khoảng 20ml. Nếu còn dư chút ít trong bình nên phân chia đều các tách trước khi đưa cho khách. 

Rót trà là yếu tố ảnh hưởng đến hương vị và màu sắc của trà

Và trong nghệ thuật Trà đạo Nhật Bản, điều cấm kỵ là không bao giờ được rót đầy một tách trước khi rót tách tiếp theo vì điều này sẽ ảnh hưởng đến độ đậm nhạt và lượng nước của trà trong từng tách.

Cầu kỳ mà độc đáo, tinh tế, trà đạo đã giúp tâm hồn những trà nhân được gột rửa trở nên thư thái, an nhiên và sống hài hòa hơn với bản thân, mọi người và thiên nhiên. Chính những giá trị đầy tính nhân văn đó đã đưa Trà đạo thành nét đẹp văn hóa độc đáo, đầy tính nhân văn của đất nước và con người Nhật Bản.